Kết cấu mái nhà xưởng công nghiệp

ket-cau-mai-nha-xuong

Mái nhà xưởng là bộ phận cấu tạo bên trên cùng của nhà xưởng công nghiệp, nhiệm vụ chính là bảo vệ nhà khỏi bị ảnh hưởng của mưa, nắng. Đồng thời mái cũng có tác dụng cách nhiệt, giữ nhiệt, chống thấm và tăng thêm độ ổn định của tường cũng như nhà xưởng. Đây là một trong những hạng mục quan trọng trong cấu tạo của nhà xưởng công nghiệp nói chung. Tuy nhiên nhiều chủ đầu tư chưa thực sự hiểu sâu về kết cấu mái nhà xưởng. Mời bạn đón đọc ngay bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết.

Tổng quan về mái nhà xưởng công nghiệp

Trước khi tìm hiểu về kết cấu mái nhà xưởng công nghiệp, bạn cần nắm rõ khái niệm mái nhà xưởng là như thế nào. Mái nhà công nghiệp là một bộ phận chính của nhà thép tiền chế. Chúng có vai trò, nhiệm vụ quan trọng bao che và bảo vệ tăng độ bền, hiệu quả sử dụng công trình. Mái nhà công nghiệp thường có tên gọi khác như mái nhà thép tiền chế hay mái tôn công nghiệp.

Tổng quan về mái nhà xưởng công nghiệp
Mái nhà công nghiệp là một bộ phận chính của nhà thép tiền chế

>> Xem thêm: Quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp từ A đến Z

Phân loại mái nhà xưởng công nghiệp

Hình dáng của mái nhà chủ yếu quyết định bởi vật liệu làm mái, hình thức kết cấu, mặt bằng kiến trúc, kỹ thuật thi công và một số điều kiện khác.

Mái có ảnh hưởng rất lớn đến hình thức bên ngoài của nhà xưởng. Do đó việc lựa chọn hình thức mái không chỉ xuất phát từ yêu cầu mặt đứng của ngôi nhà, mà đồng thời phải nghiên cứu bảo đảm sự hợp lý về mặt kết cấu và kinh tế.

Dựa vào hình thức kết cấu mái nhà xưởng được chia làm 2 loại:

+ Mái hệ thống kết cấu phẳng như vì kèo, dầm khung, cuốn làm kết cấu chịu lực chính, bên trên gác các kết cấu giá đỡ và tấm lợp.

+ Mái hệ thống kết cấu khung gian như vỏ móng, mái cupôn, vòm, vì kèo không gian, bản gấp nếp.

+ Độ dốc của mái

Để thoát nước mưa dễ dàng, mái cần phải có độ dốc nhất định. Độ dốc mái phụ thuộc vào vật liệu lợp và cấu tạo mái. Ngoài ra các điều kiện khí hậu, hình thức kết cấu và nghệ thuật tạo hình thẩm mỹ cũng có ảnh hưởng nhất định tới độ dốc của mái.

Nếu vật liệu chống thấm càng là tấm nhỏ, chỗ nối tiếp nhiều dễ không kín, độ dốc càng yêu cầu lớn như mái ngói thì độ dốc thường dùng là 1:2.

Phân loại mái nhà xưởng công nghiệp
Phân loại mái nhà xưởng công nghiệp

Kết cấu mái nhà xưởng công nghiệp

Phần chịu lực mái nhà

Phần chịu lực mái nhà có: khung chính, khung ngang và khung phụ. Cụ thể là:

+ Khung chính:

Là các khung chính của mái nhiệm vụ nâng đỡ mái che cố định chắc chắn, an toàn. Cột thép, vì kèo thép và dầm là thành phần chính cấu tạo phần chịu lực mái nhà.

Cả hai bộ phận này có khả năng chịu lực tải trọng lớn, vượt nhịp đến 100m tùy theo từng yêu cầu. Cột và vì kèo thép có kiểu dáng chữ I hoặc chữ H.

Khi xây nhà xưởng công nghiệp có nhiều cột và vì kèo thép cấu tạo dạng dàn. Tiết diện của cột và vì kèo có thể thay đổi. Các cột và vì kèo liên kết với nhau bằng bu lông và bản mã.

+ Khung ngang:

Khung ngang có dầm cầu trục, giằng và kết cấu mái, kết cấu dỡ tường. Các bộ phận trong kết cấu khung ngang liên kết theo kiểu dọc.

+ Khung phụ:

Khung phụ có bộ phận: dầm tường, xà gỗ mái và thanh chống. Để tăng khả năng chịu lực khung phụ có kết cấu chữ Z xếp chồng.

Phần mái che

Mái che là bộ phận bao che, bảo vệ công trình khỏi tác động của môi trường (nắng, mưa, gió bão) và tạo không gian sử dụng an toàn. Vật liệu chính của mái che nhà công nghiệp là: Tôn, tấm panle, bê tông tấm hoặc Fibro xi măng hay tấm giấy dầu,…

Kết cấu mái nhà xưởng công nghiệp
Kết cấu mái nhà xưởng công nghiệp

>> Có thể bạn quan tâm: Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế

Hệ thống gia cố độ bền chắc

Xà gồ và hệ giằng có tác dụng gia cố độ bền chắc, ổn định trong kết cấu mái nhà công nghiệp.

Xà gồ liên kết với vì kèo bằng bu lông tăng khả năng chịu lực đỡ phần mái trên. Xà gồ có hình chữ Z, U hoặc C làm từ thép được mạ kẽm. Mỗi công trình sử dụng loại xà gồ có độ dày và chiều cao riêng.

Hệ giằng (giằng mái, giằng xà gồ, giằng đầu hồi) bảo đảm sự ổn định và tăng liên kết giữa các khung của kết cấu mái nhà. Hệ giằng được tạo nên bởi cáp giằng (cáp thép bọc nhựa hoặc cáp thép mạ kẽm) hoặc giằng ống.

Quạt thông gió mái nhà xưởng công nghiệp

Quạt thông gió mái nhà công nghiệp được lắp đặt trên mái hoạt động theo nguyên lý: Hút không khí sách bên ngoài đưa vào trong và đẩy không khí độc hại ra ngoài.

Mái nhà nên có cửa trời nhà công nghiệp. Không gian trong nhà công nghiệp luôn được thông thoáng.

Kết cấu mái nhà xưởng công nghiệp
Quạt thông gió mái nhà công nghiệp được lắp đặt trên mái

Trên đây là toàn bộ những thông tin về kết cấu mái nhà xưởng công nghiệp. Hy vọng qua đây bạn đã có cho mình kiến thức rõ ràng về vấn đề này. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế nhà xưởng 200m2, xây dựng nhà xưởng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn kỹ càng.