Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế

ket-cau-nha-xuong-khung-thep

Ngành công nghiệp phát triển kéo theo nhu cầu xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất hàng hóa ngày càng gia tăng. Nhiều chủ đầu tư đã quyết định rót vốn cho nhà xưởng hay mở rộng quy mô sản xuất để gia tăng số lượng cùng chất lượng sản phẩm. Nắm bắt xu hướng đó, hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho chủ đầu tư một số thông tin về nhà xưởng khung thép cùng kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế.

Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế
Ngành công nghiệp phát triển kéo theo nhu cầu xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất hàng hóa ngày càng gia tăng

>> Xem thêm: Quy trình tư vấn thiết kế nhà xưởng công nghiệp chuẩn

Nhà xưởng khung thép tiền chế là gì?

Nhà thép tiền chế hay còn gọi là nhà tiền chế là nhà được chế tạo từ các cấu kiện kết cấu thép, thường được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường.

Nhà tiền chế được ứng dụng nhiều hơn cả là cho các dự án nhà xưởng sản xuất, nhà kho bởi tính linh hoạt, khả năng vượt nhịp lớn và thi công nhanh. Ngoài ra nhà thép tiền chế dân dụng cũng đang được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây tại các thành phố lớn, điển hình cho các dự án siêu thị, showroom, nhà hàng, nhà cao tầng,…

Các thành phần của nhà xưởng khung thép tiền chế

Cấu tạo nhà xưởng tiền chế thông thường bao gồm 4 thành phần chính: Phần nền móng, hệ khung chính (cột, kèo, dầm), các phần kết cấu thứ yếu (Xà gồ, gằng…), hệ thống bao che.

+ Hệ khung chính (cột, kèo, dầm)

+ Kết cấu thứ yếu (dầm tường, xà gồ, thanh chống, hệ giằng….)

+ Tôn lợp mái  và tole bao che.

+ Hệ thống nền móng.

Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế
Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế

Ưu điểm của nhà xưởng khung thép tiền chế

+ Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm tải trọng bản thân 🡪 giảm tải trọng xuống móng.

+ Tiết kiệm vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống).

+ Lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết.

+ Tận dụng tối đa không gian nhà xưởng với dải bước nhịp lớn.

+ Tính đồng bộ toàn khung thép cao.

+ Dễ mở rộng quy mô. Dễ di dời công trình từ địa điểm này đến địa điểm khác.

+ Tiết kiêm thời gian, tiền bạc bởi các cấu kiện được chế tạo sẵn có từ nhà máy.

+ Tuổi thọ nhà xưởng tương đối cao, hệ thống máy móc gia công ngày càng được nghiên cứu hiện đại giúp cho việc áp dụng KCT tiền chế ngày càng rộng rãi.

Nhược điểm của nhà xưởng khung thép tiền chế

Nhà xưởng khung thép tiền chế tuy có nhiều ưu điểm vượt trội tuy nhiên vẫn có những điểm yếu mà bạn cũng cần quan tâm. Dưới đây là một vài nhược điểm có thể ảnh đến dự án mà bạn nên xem xét:

+ Thép có tính dẫn nhiệt cao, chịu nhiệt kém và nhanh chóng bị thay đổi các tính chất cơ lý trong thời gian ngắn.

+ Dễ bị ăn mòn hóa học trong quá trình làm việc trong thời gian dài.

+ Là kết cấu dạng thanh mảnh, do đó cần chú ý đến các yếu tố ổn định khi lựa chọn kết cấu này làm kết cấu chính. Hơn thế nữa, việc gia công đỏi hỏi nhân công giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng cao nhất.

Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế
Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế

Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế

Kết cấu móng

Nhà tiền chế vẫn sử dụng hệ móng bê tông cốt thép. Hệ móng có tác dụng truyền tải trọng bên trên xuống nền đất cứng bên dưới. Móng có thể là móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc tùy vào địa chất và tải trọng của công trình.

Trước khi đổ bê tông móng, bu lông móng hay còn gọi là bu lông neo được liên kết chính xác và chắn chắn vào hệ thép móng, Bu lông móng thường sử dụng M24 và M27.

Lắp đặt bu lông móng là một bước quan trọng và yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các cấu kiện cột, kèo thép là dễ dàng và chính xác.

Nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng thường được đổ bê tông dưới là lớp base và cát đầm chặt. Độ dày bê tông nền phụ thuộc vào tải trọng máy móc và xe di chuyển trong nhà xưởng. Mặt nền thường được đánh bóng hoặc sơn epoxy để đảm bảo bề mặt bóng sạch trong quá trình sử dụng.

Hệ khung kết cấu chính: Cột, dầm, vì kèo thép

Cột thép, vì kèo thép là cấu tạo chính của nhà thép tiền chế, cột và vì kèo được các kỹ sư thiết kế để đủ khả năng chịu lực và vượt được nhịp lớn có thể lên đến 100m theo yêu cầu của nhà xưởng.

Cột và vì kèo thường được thiết kế dạng thép H thay đổi tiết diện, hay cấu tạo dạng dàn. Liên kết giữa cột và vì kèo thường bằng bản mã và liên kết bởi các bu lông cường độ cao.

Cửa trời và mái canophy

Cửa trời thường đặt trên đỉnh nhà xưởng, có tác dụng thông gió giúp nhà xưởng thông thoáng trong quá trình hoạt động sản xuất.

Canopy là hệ mái sảnh có tác dụng che nắng mưa tại vị trí cửa đi, cửa sổ.

Xà gồ và hệ giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ

Xà gồ thép mạ kẽm thường có dạng chữ C, Z, khoảng cách xà gồ từ 1m – 1,5m được liên kết với khung chính có tác dụng đỡ hệ mái tôn bên trên.

Hệ giằng mái, giằng cột tuy khối lượng không nhiều nhưng là phần không thể thiếu của kết cấu nhà xưởng. Hệ giằng có tác dụng tăng sự ổn định của hệ khung kết cấu chính trong quá trình lắp dựng và quá trình sử dụng. Rất nhiều hệ kết cấu nhà xưởng bị biến dạng vì chủ quan với hệ giằng này.

Xà gồ và hệ giằng mái, giằng cột, giằng xà gồ
Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế

Tôn bao che và vật liệu cách nhiệt

Đơn giản nhất là loại tôn 1 lớp mạ màu tăng tính thẩm mỹ và tránh ăn mòn bởi môi trường. Tuy vậy với thời tiết nắng nóng tại  Việt Nam, mái tôn thường được cấu tạo thêm 1 lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc lớp bông thủy tinh có tác dụng chống nóng và chống ồn cho nhà xưởng.

Nhà thép tiền chế nhiều tầng

Nhà xưởng tiền chế 2 tầng, 3 tầng hiện được triển khai ngày càng nhiều do tăng được diện tích sử dụng trên cùng một diện tích đất. Cùng với đó là giải pháp sàn liên hợp thép – bê tông sử dụng tấm sàn deck.

Giải pháp sàn deck không những hiệu quả về khả năng chịu lực mà còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Như vậy trên đây chúng tôi đã gửi đến bạn toàn bộ thông tin về kết cấu nhà xưởng khung thép. Hy vọng qua đây bạn đã có cho mình hiểu biết cụ thể hơn về vấn đề này. Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline khi bạn có nhu cầu thiết kế, xây dựng nhà xưởng để nhận tư vấn kỹ càng.