Tổng hợp các loại thép lưới thông dụng nhất

thep-luoi

Thép lưới hay lưới hàn hiện đang là một trong những vật liệu đa năng và được ưa chuộng hiện nay trong các công trình. Ưu điểm với độ bền cao, giá thành hợp lý, đây là sự lựa chọn tiện ích cho các công trình xây dựng. Ở bài viết này, cùng khám phá những thông tin hữu ích về sản phẩm nhé!

Tổng quan chung về thép lưới hàn mạ kẽm

Lưới hàn là một vật liệu chuyên dụng cho các công trình với hình dạng mắt lưới nối liền, chế tác từ các sợi thép có dạng trơn hoặc gân. Các sợi thép này được hàn với nhau theo các mắt hàn vuông góc mà tạo thành từng tấm, mục đích sử dụng tiện lợi thay thế cho việc ngồi cột thép thủ công khi thi công đổ bê tông. Lưới thép hàn cũng được xem là một dạng lưới thép đục lỗ.

Sợi thép được kéo nguội dưới cường độ cao và được hàn tự động dưới tác động nóng chảy, tức là tại vị trí hàn, các mối hàn chảy ra và đóng lại với nhau thành một khối kết dính các sợi thép. Việc hàn điện cực này giúp tấm thép chắc chắn hơn, không ảnh hưởng tới tiết diện lưới và không ảnh hưởng độ chịu lực. 

Tổng quan chung về thép lưới hàn mạ kẽm
Lưới hàn là một vật liệu chuyên dụng cho các công trình

Thép hàn được sản xuất thế nào?

Để sản xuất được các tấm lưới thép cho nhà zamil, thường phải trải qua 5 bước cơ bản trong quy trình sản xuất:

  1. Bước 1: Chuẩn bị các dây thép đã được kéo nguội từ thép cán nóng với hàm lượng carbon thấp
  2. Bước 2: Tiến hành nắn thẳng các thanh thép đã kéo nguội, sau đó cắt theo các kích thước lưới thép hàn
  3. Bước 3: Sử dụng máy CNC thực hiện hàn các thanh thép thành từng tấm lưới thép
  4. Bước 4: Kiểm tra về chất lượng và số lượng các tấm thép đã hàn
  5. Bước 5: Thực hiện đóng gói, nhãn mác và giao tới người dùng.

Ưu nhược điểm của thép lưới mắt cáo

Ưu điểm

Lưới hàn có nhiều ưu điểm trong ứng dụng nên được nhiều người tiêu dùng quan tâm, một trong số đó là những ưu điểm sau:

  1. Tiện lợi, không tốn thời gian chuẩn bị trước mỗi khi đổ bê tông thi công dự án, rút ngắn thời gian thi công
  2. Chất lượng tốt và bền, có khả năng chống nứt tốt
  3. Dễ lắp đặt và vận chuyển, nhiều kích thước đa dạng cho mọi công trình
  4. Sản xuất theo công nghệ tiên tiến hiện đại nên năng suất và chất lượng tương đối cao
  5. Tiết kiệm thời gian và nhân lực thi công, giảm thất thoát, sai phạm hay hao hụt nguyên vật liệu trong khi thi công và thiết kế nhà ống 1 tầng 6x12m
  6. Chi phí rẻ, tiết kiệm đầu tư dự án

Nhược điểm

Khó khăn trong quá trình vận chuyển vì lưới thép ở dạng nguyên tấm, cồng kềnh, có thể tăng phí vận chuyển làm tăng chi phí công trình.

Lưới hàn ở dạng tấm nên khi thi công cần nối chồng các tấm lại với nhau, tốn thêm nhân công và thời gian điều chỉnh nếu phần thi công chưa vừa vặn. 

Ưu nhược điểm của thép lưới mắt cáo
Lưới hàn ở dạng tấm nên khi thi công cần nối chồng các tấm lại với nhau, tốn thêm nhân công và thời gian

Các loại lưới thép thông dụng nhất thị trường

Lưới thép hàn hiện nay được phân loại theo 3 tiêu chí: theo hình dạng, theo mẫu mã và theo bề mặt lưới. Mỗi tiêu chí sẽ có những nội dung và phân loại riêng biệt. 

Phân loại theo hình dạng, cấu trúc

Theo hình dạng, cấu trúc, lưới thép được sản xuất thành dạng tấm hoặc dạng cuộn với hình dạng các mắt lưới khác nhau, trong đó có lưới ô vuông, lưới hình thoi, lưới hình chữ nhật và lưới mắt cáo dạng đan lục giác. Cách phân biệt các loại này dễ dàng vì có thể nhìn bằng mắt thường, nên khách hàng không cần lăn tăn về cách chọn lưới theo hình dạng. 

Phân loại theo mẫu mã

Theo mẫu mã, lưới thép hàn được chia làm 3 loại chính: 

  1. Lưới phẳng: Là loại lưới được hàn theo một mặt phẳng
  2. Lưới hàn chấn sóng: Là loại lưới được tạo thêm một lớp sóng trên thân lưới nhằm tăng độ chắc chắn cho tấm lưới.
  3. Lưới gập tam giác 2 đầu: Lưới này có 2 đầu được gập tạo hình tam giác nhằm tránh sự đơn điệu của sản phẩm và tăng độ cứng, vững vàng cho mẫu nhà ống 1 tầng có gác lửng

Phân loại theo bề mặt lưới

Sau khi tạo hình, các tấm lưới thép sẽ được hoàn thiện bề mặt nhằm tăng thêm độ cứng, bền và thẩm mỹ cho thành phẩm. Trong đó có 3 loại lưới chính thường được người tiêu dùng lựa chọn:

  1. Lưới sơn tĩnh điện: Lưới được phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện bên ngoài, lớp sơn này bền bỉ, có tuổi thọ cao, lại đa dạng màu và có tính thẩm mỹ cao.
  2. Lưới mạ kẽm: Tại bề mặt lưới được mạ thêm kẽm để tăng độ bền, tránh khiến cho sản phẩm bị ô-xi hóa. Thường thì loại lưới này có màu sáng bóng.
  3. Lưới bọc nhựa: Bề mặt lưới được bọc thêm lớp nhựa PVC để tăng tuổi thọ, tránh han gỉ. 

Vậy là trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến bạn một số sản phẩm thép lưới phổ biến nhất. Chúc bạn tìm ra loại sản phẩm như ý!