Tất tần tật về nhà xưởng thép tiền chế bạn cần biết

nha-xuong-thep-tien-che-3

Nhà xưởng thép tiền chế là loại mô hình nhà xưởng được thiết kế hoàn toàn bằng khung thép. Việc xây dựng loại hình nhà xưởng này không chỉ tiết kiệm chi phí mà thời gian thi công cũng nhanh chóng hơn. Hãy tìm hiểu ngay thông tin chi tiết về mẫu nhà xưởng này trong bài viết hôm nay.

Nhà xưởng thép tiền chế là gì?

Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp ghép hoàn thành tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.

Những công trình kiến trúc thường sử dụng loại nhà này gồm: nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà cao tầng,…

Nhà xưởng thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép

Cấu tạo của nhà xưởng thép tiền chế

Một mô hình nhà xưởng thép tiền chế thông thường bao gồm 5 bộ phận chính.

Hệ thống kết cấu móng

Móng nhà xưởng có tác dụng truyền tải trọng công trình từ bên trên xuống kết cấu và nền đất cứng bên dưới. Hiện nay, nhà xưởng thép tiền chế vẫn sử dụng kết cấu móng kiểu bê tông cốt thép để đảm bảo độ vững chắc. 

Móng nhà xưởng được chia thành 4 loại cơ bản là: Móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè. Tùy vào vị trí địa lý (địa chất) và mức tải trọng của công trình mà doanh nghiệp được nhà thầu tư vấn loại móng xây dựng phù hợp. 

Nền nhà xưởng

Nền nhà xưởng thường được đổ bê tông, dưới là một lớp cát đầm chặt và đá base. Chiều dày của nền bê tông được thiết kế dựa trên tải trọng của toàn bộ công trình. Ngoài ra nếu cần bề mặt sàn sáng bóng và sạch sẽ thì doanh nghiệp nên sơn epoxy hoặc đánh bóng trước khi sử dụng.

Hệ thống khung cột, kèo nhà xưởng thép tiền chế

Đây là hệ thống kết cấu chính của công trình thép tiền chế. Cột, kèo nhà xưởng được các kỹ sư xây dựng thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực và vượt nhịp lớn (lên đến 100m) theo yêu cầu của khách hàng. Cột và kèo thường được thiết kế theo dạng dàn hoặc dạng thép H thay đổi tiết diện và được liên kết với nhau bởi bản mã và bu lông cường độ cao.

Hệ thống khung cột, kèo nhà xưởng thép tiền chế
Cột, kèo nhà xưởng được các kỹ sư xây dựng thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực và vượt nhịp lớn

>> Xem thêm: Đơn giá xây dựng nhà xưởng giá rẻ hiện nay là bao nhiêu?

Cửa trời và mái Canophy

Cửa trời có tác dụng thông gió mang lại không gian thoáng mát trong lành, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân viên làm việc. Thông thường, cửa trời được thiết kế đặt trên đỉnh nhà xưởng.

Mái Canopy là hệ thống mái sảnh, có tác dụng che chắn nắng, mưa cho các vị trí cửa ra vào và cửa sổ của nhà xưởng.

Xà gồ, hệ giằng

Xà gồ được ứng dụng trong xây dựng nhà xưởng thép tiền chế thường có dạng chữ Z hoặc C,… Xà gồ sẽ liên kết trực tiếp với hệ thống khung, cột chính có tác dụng nâng đỡ hệ mái tôn bên trên. Khoảng cách chuẩn giữa hai xà gồ dao động trong khoảng từ 1m đến 1,5m.

Hệ giằng (bao gồm: giằng cột, giằng xà gồ, giằng mái) có tác dụng gia tăng sự ổn định cho hệ thống kết cấu chính trong suốt quá trình từ thi công lắp đặt cho đến sử dụng.

Mái tôn che nhà xưởng

Mái tôn che nhà xưởng đơn giản nhất là loại tôn có một lớp mạ màu. Vừa chống lại sự ăn mòn của môi trường xung quanh vừa gia tăng giá trị thẩm mỹ nhà xưởng. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng như ở Việt Nam, tôn che mái thường được thiết kế thêm một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh hoặc sơn chống nóng.

Mái tôn che nhà xưởng
Mái tôn che nhà xưởng đơn giản nhất là loại tôn có một lớp mạ màu

Thông số kỹ thuật xây dựng nhà xưởng thép tiền chế

Chiều rộng – chiều dài – chiều cao của ngôi nhà: tùy theo yêu cầu thiết kế và xây dựng.

Độ dốc: Độ dốc ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của mái. Thông thường, yêu cầu về độ dốc mái được lấy là i = 10% đến 15%.

Bước cột: Bước cột là khoảng cách giữa các cột theo phương thẳng đứng được xác định theo chiều dài của ngôi nhà và mục đích sử dụng của ngôi nhà, thường từ 5m đến 10m.

Tải trọng: Gồm các loại sau: Tải trọng mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn, tải trọng, tải trọng các tấm treo trên trần (kho lạnh hoặc sử dụng) …

Các kết cấu thành phần bổ sung như là: đèn tường, quạt hút, quạt thông gió, cửa đi và cửa sổ, giàn, gác lửng, hệ thống cầu, cách nhiệt, v.v … theo yêu cầu sử dụng của nhà xưởng thép tiền chế.

Báo giá xây dựng nhà xưởng thép tiền chế

Mỗi nhà xưởng sẽ có mức giá xây dựng khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, diện tích, kiểu nhà xưởng, nguyên vật liệu đầu vào…

Một công trình nhà xưởng thép tiền chế sơ bộ bao gồm:

+ Nền nhà xưởng được đổ bằng bê tông cốt thép và sơn epoxy hoặc đánh bóng

+ Chiều cao nhà xưởng dưới 7,5m

+ Tổ hợp cột, kèo

+ Hệ thống cửa bằng nhôm kính

+ Trần thạch anh

+ Hệ thống mái và tường panel có độ dày 50mm

Báo giá xây dựng nhà xưởng thép tiền chế
Mỗi nhà xưởng sẽ có mức giá xây dựng khác nhau

Để biết thông tin chi tiết về báo giá dịch vụ xây dựng nhà xưởng thép tiền chế khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 09 38 89 6767 để được hỗ trợ sớm nhất.