Chiều sâu khoan cấy thép đúng tiêu chuẩn

Ứng dụng khoan cấy thép

Tiêu chuẩn chiều sâu khoan cấy thép thì có rất nhiều, thế nhưng, để đánh giá xem tiêu chuẩn nào là cần thiết phải đảm bảo nhất thì lại không hề dễ. Hãy cùng xuongthep.com tìm hiểu và đưa ra lựa chọn các tiêu chuẩn quan trọng nhất.

1. Các khái niệm cơ bản trong thi công khoan cấy thép

Chiều sâu khoan cấy thép theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật đã duyệt
Chiều sâu khoan cấy thép theo yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật đã duyệt

Khoan cấy thép là quá trình neo thép, thêm thép vào trong các kết cấu bê tông cốt thép đã có sẵn bằng việc sử dụng một loại vật iệu chuyên dụng. Quá trình khoan cấy thép yêu cầu phải tạo ra những mối liên kết bền vững mà không ảnh hưởng đến kết cấu bê tông hiện có.

Quá trình khoan cấy thép sử dụng hóa chất chuyên dụng hiện nay đang được xem là phương án mang lại hiệu quả cao nhất trong thi công. Với phương án này có thể áp dụng cho các công trình xây dựng dân dụng, câc công trình nhà 2 tầng, nhà 3 tầng,… cho tới các nhà máy với diện tích rộng lớn. Thậm chí, việc khoan cấy thép này có thể áp dụng đối với cả các hê thống giao thông cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện quy trình thi công khoan cấy thép tại công trường
Thực hiện quy trình thi công khoan cấy thép tại công trường

Hóa chất cấy thép là một loại hóa chất gồm nhiều thành phần mà khi hòa trộn với nhau sẽ phản ứng hóa học với nhau tạo thành một hợp chất đồng nhất có khả năng kết dính các thành phần tiếp xúc với nhau như: cốt thép với bê tông, cốt thép với đá, cốt thép với tường gạch… hoặc giữa các vật liệu tấm bê tông, tấm đá… hoặc giữa bulong thép với nền bê tông, nền đá… Một số loại keo hóa chất thông dụng trên thị trường hiện nay Ramset Epcon G5, Fischer 390S, Hilti RE 500.

2. Những tiêu chuẩn liên quan đến chiều sâu khoan cấy thép

Các tiêu chuẩn chiều sâu khoan cấy thép đều đã được quy định rõ ràng và cụ thể về mặt số liệu trong TCVN 8163:2009. Tại đây, chúng tôi chỉ chọn ra một số tiêu chuẩn nhất định phải đảm bảo:

Ống nối phải có cơ – lý – hóa tính phù hợp

Bảng 3
Bảng 3

+ Cơ tính phải đảm bảo giới hạn chảy, giới hạn nền, độ giãn dài và độ cứng (bảng 3)

+ Giới hạn bền kéo và giới hạn kéo nén của ống nối phải được đảm bảo

+ Chất lượng bề mặt và kích thước ống ren (bảng 4)

Bảng 4
Bảng 4

Mối nối phải đảm bảo thông số kỹ thuật

+ Đầu ren thép cốt: phải được xử lý bề mặt, tạo thành ren khớp với ống ren, khoảng cách giữa các ren đều, xoay cùng hướng và hạn chế sứt mẻ.

+ Tính chất cơ học: mối nối phải có khả năng chịu kéo và chịu biến dạng, đáp ứng đúng theo yêu cầu của thiết kế chiều sâu khoan cấy thép.

+ Tính năng biến dạng khi chịu áp lực kéo, áp lực nén và xoắn lặp đi lặp lại, cũng không được phép vượt quá so với quy định.

Lắp ghép mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật

Mối nối thép được lắp đặt đúng khi:

+ Mối nối phải được vặn chặt, trị số momen lực vặn phải đáp ứng:

Bảng 8
Bảng 8

+ Phần ren lộ ra sau khi xoáy chặt không được vượt quá độ dài 1 bước ren. Đối với chủng loại ren mở miệng hoặc ren có mũ khóa thì không bị hạn chế độ dài lộ ra nhưng cũng phải lưu ý là kiểm tra lại chiều dài ren, đảm bảo đã vặn hết.

Chọn vật liệu kết nối phù hợp

Một vài vật liệu hay dùng để gắn thép:

+Keo cấy thép: thường dùng cho thép có đường kính nhỏ khoảng 6 – 12mm, với thành phần chính là nhựa epoxy trộn thêm phụ gia tạo ra loại vật liệu trám lỗ có cường độ cao, có độ giãn nở gần như tương đương bê tông.

+ Hóa chất cấy thép (như Ramset, Fischer 390, Hilti) : loại hóa chất này khi đông cứng sẽ có sức bền cao hơn nên phù hợp với thanh thép có kích thước lớn. Điều này nhờ vào sử dụng nguyên liệu là chất kết dính epoxy hai thành phần, đông cứng nhanh, sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt, hợp với những trường hợp cấy thép vào bê tông khối lớn hoặc đá tự nhiên.

Thể tích vật liệu kết nối vừa đủ

Mối tương quan giữa đường kính cốt thép - đường kính lỗ khoan và chiều sâu mũi khoan
Mối tương quan giữa đường kính cốt thép – đường kính lỗ khoan và chiều sâu mũi khoan

Việc quy định thế nào là vừa đủ thì lại phụ thuộc nhiều vào chất kết nối là dùng loại nào, đường kính thép và đường kính, chiều sâu khoan cấy thép ra sao. Áp dụng trong xây dựng, định mức vật liệu cấy thép = dung tích ống keo/ (thể tích lỗ khoan – thể tích thanh thép chiếm chỗ) và có cộng thêm 10% hao hụt.

Xét về mặt cảm quan, bắt buộc phải đổ vật liệu kết nối khớp với lỗ, không bị dôi cũng không thiếu quá nhiều. Nên sử dụng dụng cụ bơm keo riêng để bơm vào phần sâu nhất của lỗ khoan.

Thực hiện bước nghiệm thu trên thực tế

Đây gần như là tiêu chuẩn mấu chốt, mang tính quyết định toàn bộ chất lượng bộ phận được khoan cấy thép, quyết định xem có được tiếp tục tiến hành xây dựng nữa hay không, nên không được bỏ qua và tiến hành một cách cẩn thận.

Tất cả các yêu cầu về lực kéo nén xoắn, độ bền, chất lượng mối nối… phải được thực hiện tại hiện trường giả định và đưa ra con số đo đạc cụ thể, phát hiện độ chênh lệch (nếu có) và tiến hành chỉnh sửa đến khi đạt chuẩn.

3. Các trường hợp ứng dụng chiều sâu khoan cấy thép

Ứng dụng khoan cấy thép
Ứng dụng khoan cấy thép

+ Liên kết các kết cấu thép vào bê tông.

+ Liên kết thép mới của đài móng, dầm móng, sàn tầng hầm, dầm tầng hầm vào tường.

+ Xử lý những rủi ro trong quá trình thi công bị sai lệch thép, thiếu thép chờ, để chờ không được hay những vị trí để chờ có thể bị sai lệch lớn.

+ Xử lý rủi ro trong quá trình thi công như thép gãy, thép để chờ không đúng vị trí hoặc những vị trí không thể đặt thép chờ.

+ Liên kết thép giữa cấu kiện cũ với cấu kiện mới khi không thể thi công toàn khối.

+ Cấy thép chờ phục vụ công tác cải tạo, sửa đổi công trình cũ.

+ Thay đổi công năng của công trình dẫn tới thay đổi các thiết kế.

Hy vọng qua bài viết bạn sẽ rõ ràng hơn về tiêu chuẩn khoan cấy thép cũng như biết được chiều sâu khoan cấy thép cần đảm bảo thực hành đúng chuẩn chỉ. Từ đó, chắc chắn bạn sẽ có được quy trình thi công xây dựng như ý muốn và đáp ứng đúng nhu cầu người sử dụng.