Móng là nền tảng quan trọng giúp các công trình xây dựng, thiết kế nhà ống 1 tầng 5x15m vững chắc lâu bền. Móng băng là một trong các biện pháp thi công kết cấu móng hiệu quả, thông dụng nhất hiện nay. Vậy, móng băng là gì? Nên dùng kết cấu móng băng cho những loại công trình nào? Cấu tạo và ưu điểm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về móng băng và biện pháp xây dựng kết cấu thép móng băng sau đây.
Thép móng băng là gì?
Móng băng là loại móng thường được thiết kế có hình dạng một dải trải dài có thể dùng độc lập hoặc được bố trí giao nhau theo hình chữ thập dùng trong xây dựng. Mục đích của móng bằng là dùng để đỡ được toàn bộ kết cấu, trọng lượng của cả tòa nhà.
Cấu tạo của móng băng
Cấu tạo của một móng băng cơ bản sẽ bao gồm các phần như sau:
- Móng băng ngoài lớp bê tông lót móng còn có bản nền của móng chạy liên tục và có sự liên kết các móng thành một khối chung còn gọi là dầm móng.
- Lớp bê tông lót dưới này có độ dày dày 100mm.
- Kích thước của toàn bản móng phổ thông là 900-1200 x 350 (mm).
- Kích thước của dầm móng ở mức phổ thông là: 300 x 500-700 (mm).
- Thép của bản móng mức phổ thông là: Φ12a150.
- Thép của dầm móng mức phổ thông là: thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai móng Φ8a150
Phân loại thép móng băng
Phân loại móng băng theo phương
Phân theo phương thì cấu tạo móng băng thường được chia thành 2 loại sau đây:
- Móng băng 1 phương: Là chỉ có 1 phương theo chiều ngang hoặc đó là 1 phương sắp theo chiều song song. Khoảng cách này còn được đánh giá tùy thuộc vào diện tích của toàn bộ ngôi nhà.
- Móng băng 2 phương: là loại móng băng mà có những đường móng được bố trí, sắp xếp giao nhau như là các ô cờ ở trong một bàn cờ lớn.
Phân loại móng băng theo độ cứng
Phân theo độ cứng thì cấu tạo móng băng gồm 3 loại như sau:
- Loại móng băng cứng
- Loại móng băng mềm
- Loại móng băng hỗn hợp hay kết hợp
Lưu ý nhỏ là độ cứng ở đây có thể được hiểu tùy thuộc vào các loại vật liệu khác nhau như thép, bê tông, sắt,… hay với các loại băng cọc được đóng phía dưới móng nhà như các cọc: cọc cừ, cọc tràm, cọc bạch đàn.
Cách thi công bố trí thép móng băng đẹp chính xác
Bước 1: Giải phóng mặt bằng và chuẩn bị nguyên vật liệu
- Việc giải phóng cũng như san lấp mặt bằng được đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng trong bố trí thép móng băng từ đó giúp ta xác định được một cách chính xác những khu vực cần thiết phải đóng cọc và các khu vực cần tạo móng băng. Tùy từng công trình lớn hay công trình nhỏ mà người ta nên tiến hành đào móng với độ sâu thích hợp khác nhau. Đừng quên một chú ý là không nên thực hiện đào móng mà lại đào quá sâu hay đào quá nông.
- Về vật tư cần chuẩn bị cơ bản nhất bao gồm thép, cát, đá, xi măng, cừ tràm, … nên chuẩn bị với số lượng đủ và tính toán một cách chi tiết các chi phí cũng như kết hợp các vật liệu khác nhau như kể trên theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu về móng băng trong công trình xây dựng.
Bước 2: Chuẩn bị cốt thép
- Công đoạn chuẩn bị cốt thép cũng là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng trong cách bố trí thép móng băng. Đến bước này đừng quên phải tính toán một cách chính xác, tỉ mỉ và theo đúng yêu cầu thiết kế của bản vẽ công trình và lượng pha trộn các nguyên liệu cũng cần theo khối lượng tương ứng.
- Trước khi thi công móng băng cốt thép cho nhà thép zamil cần đảm bảo:
- Bề mặt của cốt thép phải sạch, trơn, không gỉ, không còn bám bẩn hay hiện tượng dính bùn đất.
- Các thanh thép tùy theo khối lượng mà cần đạt tiêu những chuẩn riêng về chất lượng. Hãy kiểm tra xem liệu thép có thể bị hẹp, bị giảm mặt tiếp xúc với diện tích không vì lý do các mối liên kết này không được phép vượt quá giới hạn quy định là 2% đường kính.
- Cốt thép phải được tiến hành gia công, uốn cũng như nắn thẳng sao cho có độ dẻo dai tốt nhất. Nên tiến hành sử dụng đối với những loại thép có thương hiệu tốt, uy tín chất lượng để đảm bảo chất lượng cho công trình.
Bước 3: Tiến hành đóng cốt pha
- Cốt pha vẫn luôn là 1 phần không thể thiếu trước khi bạn tiến hành quy trình đổ bê tông móng 5x20m nhà ống 1 tầng 3 phòng ngủ, nên hãy chọn lựa các loại cốp pha còn nguyên vẹn, không mục nát và đừng quên sử dụng đinh để gia cố các vị trí tiếp xúc lại với nhau nhé.
- Các thánh này sẽ được xếp chống lên thành đất, hãy kê lên trên của bề mặt những tấm gỗ với độ dày tối thiểu là 4cm nhằm làm giảm bớt đi phần nào lực xô ngang khi tiến hành quá trình đổ bê tông. Đối với tim móng và cột móng phải luôn được cố định ở một vị trí và xác định được các cao độ cho quy trình đổ bê tông móng.
Bước 4: Công tác thực hiện đổ bê tông
- Sau khi đã xong công tác chuẩn bị cho cách bố trí thép móng băng cũng như chuẩn bị cốt thép và có cốp pha hoàn chỉnh thì phần cuối cùng trong khâu này chính là đổ bê tông mặt móng.
- Quy trình đổ bê tông móng được coi là khâu cuối cùng của toàn bộ quy trình thi công mặt móng băng, quyết định đến sự thành công hay thất bại cũng như hiệu suất, hiệu quả của việc thi công công trình này.
- Công tác đổ bê tông có những điều bắt buộc phải đạt được theo quy chuẩn về những quy phạm xây dựng thiết kế nhà ở, các tiêu chuẩn kể trên phải đảm bảo cả về chất lượng, cũng như đảm bảo được bê tông phải đổ đầy, chắc cũng như quá trình đổ này không có lẫn tạp chất khác hay rác thải, chất bẩn cũng như việc trộn theo đúng quy cách.
- Các nguyên liệu như đá, cát để dùng trong việc trộn bê tông phải được chọn lựa một cách chính xác về kích cỡ hạt nhằm đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng bê tông sao cho tốt nhất và không xuất hiện hiện tượng bong bóng trong các lỗ rỗng của sản phẩm bê tông khi đã ra thành phẩm.
Bài viết vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn thông tin về kết cấu thép móng băng để khách hàng có thể nắm bắt rõ và tin tưởng hợp tác. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.